THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9 MÔN ĐỊA LÝ

Chủ nhật - 18/04/2021 00:00
Câu 1. (4,0 điểm) Chứng minh sông ngòi nước ta phản ánh cấu trúc địa hình và nhịp điệu mùa của khí hậu?
tải xuống (3)
tải xuống (3)

Câu 5. (4,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Số dân và sản lượng điện của nước ta, giai đoạn 2000-2017
Năm 2000 2008 2010 2017
Số dân (Triệu người) 77,6 85,1 86,9 95,8
Sản lượng điện (Tỉ kwh) 18,7 62,1 96,0 161,3
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, Nhà xuất bản thống kê)
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng của số dân, sản lượng điện và sản lượng điện bình quân trên đầu người của nước ta giai đoạn 2000-2017.
2. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích?
--- Hết ---
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU NỘI DUNG Điểm
Câu 1 (4,0 điểm) Chứng minh sông ngòi nước ta phản ánh cấu trúc địa hình và nhịp điệu mùa của khí hậu:
  • Mạng lưới sông ngòi phản ánh cấu trúc địa hình:
+ Địa hình ¾ diện tích là đồi núi nên sông ngòi nước ta mang đặc điểm của sông ngòi miền núi: ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp nước chảy xiết. Ở đồng bằng, lòng sông mở rộng nước chảy êm đềm.
+ Hướng nghiêng địa hình cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam nên sông ngòi nước ta chủ yếu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu … Ngoài ra, địa hình nước ta có hướng vòng cung nên sông ngòi nước ta còn chảy theo hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam...
+ Ở miền Trung do địa hình cao ở phía Tây thấp dần về phía Đông nên sông ngòi chảy theo hướng Tây - Đông: sông Bến Hải, sông Thu Bồn...
+ Địa hình nước ta bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn vì vậy tốc độ bào mòn nhanh làm cho sông ngòi nước ta bị chia cắt phức tạp, hàm lượng phù sa lớn.
  • Mạng lưới sông ngòi phản ánh nhịp điệu mùa của khí hậu:
+ Do mưa nhiều, mưa rào tập trung vào một thời gian ngắn làm xói mòn địa hình, tạo ra nhiều sông ngòi.
+ Khí hậu chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô, tuy mùa mưa dài ngắn khác nhau, có sự chênh lệch giữa miền này và miền khác, song mọi nơi đều có mùa lũ và mùa cạn tương phản rõ rệt.
Mùa mưa nước sông lớn chiếm 70% đến 80% lượng nước cả năm, mùa khô nước cạn chiếm 20% đến 30% lượng nước cả năm.
+ Thời gian mùa mưa giữa các miền trong cả nước có sự khác nhau, vì vậy mùa lũ trên các sông cũng có sự khác biệt.
+ Ở miền Bắc, lũ tới sớm từ tháng 6, 7, 8; miền Trung mưa vào cuối thu đầu đông nên mùa lũ đến muộn tháng 10, 11, 12; miền Nam lũ vào tháng 9,  10.
+ Ở miền Bắc, chế độ mưa thất thường, mùa hè mưa nhiều, mùa đông mưa ít nên chế độ nước sông thất thường. Ở miền Nam, khí hậu cận xích đạo nên chế độ nước sông khá điều hòa.



05


0,5




0,25

0,25



0,5

0,5


0,5

0,25

0,25


0,5

 
Câu 2 (4,0 điểm) 1. Nói dân cư nước ta phân bố không đều vì
- Dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng với miền núi và cao nguyên:
 + Đồng bằng, mật độ dân số cao (d/c), trong đó cao nhất là đồng bằng sông Hồng (d/c).
 + Núi và cao nguyên, mật độ dân số thấp (d/c) thấp nhất là một số tỉnh thuộc Tây Bắc và Tây Nguyên.
 - Dân cư nước ta phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn:
 + Dân cư nước ta phần lớn tập trung ở các vùng nông thôn (d/c)
 + Dân cư thành thị nước ta còn ít (d/c)
- Dân cư nước ta phân bố không đều giữa đồng bằng với đồng bằng (d/c)
 - Trong nội bộ từng khu vực:
 + Trung tâm các đồng bằng dân cư tâp trung đông (dẫn chứng)
 + Vùng rìa đồng bằng dân cư tập trung ít hơn (dẫn chứng)
2. Khó khăn do dân cư phân bố không đều mang lại:
- Gây khó khăn cho vấn đề sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực.
- Đồng bằng, nơi đất chật, người đông gây ra tình trạng thiếu việc làm, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức như tài nguyên đất, nước...
- Miền núi, cao nguyên nơi đất rộng, người thưa, gây tình trạng thiếu nguồn lao động, đặc biệt lao động có kỹ thuật nên nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn ở dạng tiềm năng.
3. Một số giải pháp nhằm phân bố lại dân cư nước ta:
+ Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi từng vùng và cả nước. Chuyển một bộ phận dân cư từ đồng bằng lên miền núi, cao nguyên.
+ Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng miền núi, cao nguyên. Xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, xây dựng nhiều nông, lâm trường ở miền núi…
+ Hạn chế di dân tự do, xoá bỏ lối sống du canh du cư

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0.25
0.25
0.25
0.25


0.25

0.25


0.25



0.5

0.25


0.25
Câu 3 (4,0 điểm) 1. Ý nghĩa của phát triển cây công nghiệp
+ Đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường nhất là ở vùng trung du, miền núi.
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
+ Góp phần phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng và phát triển kinh tế- xã hội ở vùng trung du và miền núi.
* Sự phát triển và phân bố cây công nghiệp nước ta
- Sự phát triển:
+ Diện tích gieo trồng cây công nghiệp ngày càng mở rộng trong đó diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn (dẫn chứng).
+ Giá trị sản xuất cây công nghiệp tăng nhanh (dẫn chứng).
+ Tỉ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng (dẫn chứng).
  • Phân bố:
+ Cây công nghiệp nước ta phân bố rộng khắp; cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở đồng bằng. Cây công nghiệp lâu năm phân bố ở trung du, miền núi.
+ Các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung du và Miền núi Bắc Bộ. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.
+ Các sản phẩm cây công nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu với giá trị cao, một số sản phẩm chiếm giữ vị trí quan trọng như điều, cao su, cà phê ....
2. Giải thích sự phân bố
* Cây chè:
+ Chè là cây công nghiệp cận nhiệt đới, thích hợp với đất feralit.
+ Trung du và Miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới núi cao mát mẻ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cho cây chè nên đây là 2 vùng trồng chè lớn nhất cả nước.
* Cây Cao su:
+ Cao su là cây công nghiệp nhiệt đới, thích hợp với khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều, ít gió mạnh, đất badan hoặc đất xám.
+ Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nóng, ẩm, mưa theo mùa, ít gió mạnh nên cây cao su sinh trưởng, phát triển tốt. Hai vùng này trở thành vùng trồng cao su lớn nhất cả nước.


0,5

0,25

0,25
0,25



0,25

0,25
0,25


0,5


0,25


0,25




0,25
0,25



0,25


0,25

Câu 4 (4,0 điểm)
1. Vì sao Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất nước ta?
- Vùng hội tụ nhiều thế mạnh cả về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng như dân cư, xã hội.
* Vùng có vị trí địa lí thuận lợi
- Nằm ở vị trí trung tâm: giáp ĐBSCL, DH Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, có mối quan hệ hai chiều với các vùng rất thuận lợi, đặc biệt là với vùng ĐBSCL.
- Tiếp giáp biển, dễ dàng mở cửa giao lưu hợp tác phát triển kinh tế với các nước trong khu vực. Gần thị trường các nước Đông Nam Á.
* Giàu có về tài nguyên để phát triển cả nông nghiệp lẫn công nghiệp, dịch vụ:
- Có nhiều diện tích đất badan, đất xám, nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới cận xích đạo rất thuận lợi cho phát triển nông - lâm - ngư nghiệp, đặc biệt là phát triển cây công nghiệp nhịêt đới.
- Giáp biển, biển ấm, có ngư trường lớn, thuỷ sản phong phú, nhiều rừng ngập mặn ven bờ, ngư nghiệp có điều kiện để phát triển.
- Khoáng sản trữ lượng lớn là dầu khí (mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Đại Hùng, Lan Tây, Lan đỏ….) Ngoài ra còn có đất sét, cao lanh... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, hoá chất, vật liệu xây dựng.
- Sông Đồng Nai có nguồn nước dồi dào, giao thông vận tải thuận lợi, tiềm năng thuỷ điện lớn...
- Tài nguyên du lịch phong phú: bãi biển Vũng Tàu, hồ Dầu Tiếng, rừng Cát Tiên..., bến Nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo...
* Dân cư và xã hội
- Có dân số đông, lao động dồi dào, lành nghề, năng động. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. Có sức hút mạnh mẽ đối với lao động các vùng khác.
- Có cơ sở hạ tầng tốt nên có sức thu hút đầu tư mạnh.
2. Khó khăn về mặt tự nhiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
  • Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn lớn (2,5 triệu ha) và ngày càng mở rộng, cần được cải tạo.
  • Mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước cho hoạt động sản xuất, làm tăng hiện tượng xâm nhập mặn vào đất liền.
  • Mùa lũ nhiều vùng bị ngập úng và chịu lũ lớn do sông Mê Công gây ra.
  • Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thoái, đặc biệt là nguồn nước sông ngòi, kênh rạch.

0,25


0,25


0,5



0,5


0,25

0,25



0,25

0,25


0,25

0,25


0,25

0,25

0,25

0,25
Câu 5
(4,0 điểm)

- Tính bình quân điện theo đầu người: (Đơn vị: Kwh/người)
Năm 2000 2008 2013 2017
SL Điện bình quân đầu người. 2 41,0 729,7 1104,7 1683,7



- Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng điện và sản lượng điện bình quân đầu người (Đơn vị: %)     
Năm 2000 2008 2013 2017
Dân số 100 109,7 112,0 123,4
Sản lượng điện 100 332,0 513,4 862,6
Điện bình quân đầu người 100 302,8 458,4 698,6
- Vẽ biểu đồ đường biểu diễn
(các biểu đồ khác không cho điểm; đúng mỗi đường 0,5 đ- Có tên chú thích, dãn khoảng cách năm, số liệu đầy đủ, thiếu mỗi ý -0,25đ)
- Nhận xét:
Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của số dân, sản lượng điện và sản lượng điện bình quân đầu người giai đoạn 2000-2017 đều tăng nhưng không đều:
+ Số dân tăng chậm (d/c).
+ Sản lượng điện tăng nhanh nhất (d/c), sản lượng điện bình quân trên đầu người tăng khá nhanh (d/c).
- Giải thích:
+ Dân số tăng chậm là do nước ta thực hiện tốt chính sách dân số KHHGĐ.
+ Sản lượng điện tăng nhanh nhất do nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển CN điện lực và nhu cầu cao
(Nếu HS giải thích được do quá trình CNH-HĐH thì cũng đạt 0,25đ)


0,5



0,75





1,5


0,25

0,25
0,25


0,25
0,25
Tổng   20

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,574
  • Tổng lượt truy cập8,431,352
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây