ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH DỰ THI CẤP TỈNH VÒNG 2 MÔN ĐỊA LÝ

Thứ bảy - 17/04/2021 23:54
Câu I(4,0 điểm): Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành sông ngòi nước ta.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu II(3,0 điểm):Tình hình sử dụng nguồn lao động nước ta hiện nay? Việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo có tác động như thế nào đối với vấn đề giải quyết việc làm?
Câu III(5,0 điểm):Sử dụng Át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
1.Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi nước ta.
2. Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu đa dạng.Trình bày và giải thích sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.
Câu IV(4,0 điểm):
1.So sánh điều kiện để phát triển cây công nghiệp ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
2. Trình bày đặc điểm ngành dịch vụ của vùng Bắc Trung Bộ.
Câu V(4,0 điểm):Dựa vào bảng số liệu:
Số lượt hành khách và khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta
Hoạt động vận tải Đơn vị tính 2007 2010 2012 2016 2019
Số lượt hành khách vận chuyển Triệu lượt người 1638 2315,2 2676,5 3623,2 4769
Trong đó Đường
bộ
1473 2132,3 2504,3 3401,9 4464,2
Đường
sắt
11,6 11,2 12,2 9,8 8,1
Đường hàng không 8,9 14,2 15 38,6 55
Khối lượng hàng hóa vận chuyển Triệu tấn 596,8 800,9 961,1 1255,5 1690,0
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện số lượng hành khách và khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta thời kỳ 2007-2019.
2. Nhận xét và giải thích về tình hình vận chuyển hành khách, hàng hóa của nước ta thời gian trên.
---------------HẾT---------------
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
Môn: Địa lý
CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM
I   Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành sông ngòi nước ta  
- Địa hình: 1,0
+ Nước ta có địa hình chủ yếu là đồi núi, cắt xẻ mạnh, tạo nhiều khe rãnh góp phần tạo cho nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.  
+ Địa hình nước ta chạy theo 2 hướng chính là tây bắc-đông nam và vòng cung nên sông ngòi nước ta cũng chảy theo hai hướng chính là tây bắc-đông nam và vòng cung.  
+ Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi dốc ở phía tây và tây bắc nên đa số sông ngòi nước ta có tốc độ dòng chảy mạnh, nhiều thác ghềnh ở phía tây và tây bắc. Còn phía đông và đông nam, địa hình khá bằng phẳng nên sông ngòi có tốc độ dòng chảy khá điều hòa.  
+ Địa hình có cấu trúc đồi núi phía tây, đồng bằng phía đông nên dòng chảy có sự thay đổi rõ rệt  
- Khí hậu: 1,0
+ Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều góp phần khiến nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước.  
+ Khí hậu nước ta có một mùa mưa, một mùa khô rõ rệt khiến chế độ nước của sông ngòi nước ta cũng theo mùa rõ rệt, gồm mùa lũ (chiếm 70-80% lượng nước cả năm) và mùa cạn (chỉ chiếm 20-30% lượng nước cả năm)  
- Lãnh thổ: lãnh thổ nước ta hẹp ngang, nên đa số sông ngòi nước ta là sông ngắn. Chỉ một số sông, đa số là sông bắt nguồn từ nước ngoài (Mê Kông, sông Hồng…) có chiều dài lớn hơn nhưng phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam cũng không dài. 0,5
- Đất, đá: Nước ta có lớp đấy dày, mềm, xốp kết hợp với tốc độ dòng chảy của sông ngòi mạnh khiến quá trình đào lòng sông, xói mòn đất đai…ở vùng núi diễn ra mạnh. Vì vậy, sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn. 0,5
- Sinh vật: Nước ta có diện tích trừng lớn, độ che phủ cao góp phần giảm tốc độ dòng chảy của sông ngòi, dự trữ nước ngầm lớn cho sông ngòi trong mùa khô. Tuy nhiên, ở những khu vực rừng bị mất, đất trống đồi núi trọc thì sông ngòi có tốc độ dòng chảy mạnh, hay xảy ra lũ quét, sạt lở đất. 0,5
- Con người: Quá trình khai thác thiên nhiên, xây dựng hồ đập…. khiến sông ngòi nước ta có nhiều biến đổi về dòng chảy, chế độ nước… 0,5
II   Tình hình sử dụng nguồn lao động ở nước ta hiện nay  
- Sử dụng lao động theo ngành kinh tế: 0,75
+ Phần lớn lao động nước ta làm việc trong khu vực nông lâm ngư nghiệp (dẫn chứng).  
+ Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành nước ta đang thay đổi theo hướng tích cực (dẫn chứng).  
- Sử dụng lao động theo thành phần kinh tế: 0,75
+ Phần lớn lao động nước ta làm việc trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (dẫn chứng). Khu vực Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ lao động nhỏ (dẫn chứng).  
+ Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế của nước ta có sự thay đổi tích cực theo hướng tăng tỷ lệ lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài Nhà nước (dẫn chứng).  
Tác động của việc mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay:  
- Nâng cao trình độ, tay nghề, đa dạng hoá cơ cấu ngành nghề cho nguồn lao động tạo điều kiện cho họ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang trong tiến trình đa dạng hoá, hiện đại hoá 0,5
-Tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tự tạo ra hay tìm kiếm việc làm. 0,5
- Có thể vừa học vừa làm, chọn thời gian học tập và học tập suốt đời để đáp ứng yêu cầu việc làm. 0,5
III 1 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi  
- Cơ cấu ngành chăn nuôi nước ta đa dạng (dẫn chứng). 0,25
- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng nhanh (dẫn chứng). 0,25
- Chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đang dần trở thành ngành chính trong nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị ngành nông nghiệp ngày càng tăng (dẫn chứng). 0,25
- Các vật nuôi chính:  
+ Đàn trâu bò tăng nhanh (dẫn chứng). 0,25
+ Đàn lợn tăng rất nhanh (dẫn chứng). 0,25
+ Đàn gia cầm tăng rất nhanh (dẫn chứng). 0,25
- Phân bố  
+ Đàn trâu: Chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Mộ, Bắc Trung Bộ… 0,25
+ Đàn bò: Tập trung ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên… 0,25
+ Đàn lợn: Phân bố rộng khắp nhưng tập trung chủ yếu ở ĐBSH, ĐBSCL, ĐNB… 0,25
+ Đàn gia cầm: Phân bố rộng khắp nhưng tập trung chủ yếu ở ĐBSH, ĐBSCL, ĐNB… 0,25
2 Cơ cấu công nghiệp nước ta đa dạng  
- Cơ cấu thành phần đa dạng (dẫn chứng). 0,25
- Cơ cấu ngành đa dạng: 0,25
+ Có 3 nhóm chính với 29 ngành (dẫn chứng).  
+ Đã hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm (dẫn chứng).  
- Cơ cấu lãnh thổ: 0,25
+ Công nghiệp nước ta phân bố rộng khắp nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng, ven biển.  
+ Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất là ĐNB và ĐBSH  
+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.  
Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở ĐBSH và vùng phụ cận  
- Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. 0,25
- Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp phân hóa theo nhiều hướng khác nhau và các  ngành chuyên môn hóa cũng khác nhau. 0,5
+ Hướng Đông : Hà Nội – Hải Dương- Hạ Long- Cẩm Phả (dẫn chứng).  
+ Hướng  Bắc: Hà Nội – Thái Nguyên (dẫn chứng).  
+ Hướng Đông Bắc:Hà Nội- Bắc Ninh- Bắc Giang (dẫn chứng).  
+ Hướng Tây Bắc: Hà Nội – Phúc Yên- Việt Trì (dẫn chứng).  
+ Hướng Tây Nam : Hà Nội- Hòa Bình (dẫn chứng).  
+ Hướng Nam và Đông Nam: Hà Nội- Nam Định- Ninh Bình- Thanh Hóa (dẫn chứng).  
Giải thích: Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và phân bố công nghiệp. 1,0
- Vị trí địa lý: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có thủ đô Hà Nội thuận lợi giao lưu với Trung du và miền núi Bắc Bộ, BTB và giao lưu quốc tế.  
- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực , thực phẩm lớn thứ hai cả nước , có nguồn nông lâm thủy sản tại chỗ phong phú. Gần các cơ sở nguyên liệu, năng lượng của TDMNBB, nguồn thủy năng sông Hồng.  
- Dân cư đông đúc, có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có chuyên môn kỹ thuật. Vì thế có thể phát triển cơ cấu công nghiệp ngành rất đa dạng.  
- Cơ sở vật chất- kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp khá hoàn chỉnh, đây là vùng phát triển công nghiệp sớm nhất cả nước….  
- Vùng có mạng lưới giao thông dày đặc nhất cả nước, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước…  
IV 1 So sánh điều kiện phát triển cây công nghiệp hai vùng TDMNBB và Tây Nguyên.  
- Cả hai vùng đều có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, tuy nhiên có sự khác nhau rõ rệt. 0,5
  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
 
- Địa hình:
+ Tây Nguyên: Các cao nguyên xếp tầng, độ cao trung bình 500 – 600 m, bề mặt khá phẳng với diện tích lớn, thuận lợi để xây dựng các vùng chuyên canh có diện tích lớn hơn.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ: đồi núi thấp và trung bình, bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho việc tập trung hoá sản xuất, quy mô các vùng chuyên canh không lớn.
0,25
- Đất trồng:
+ Tây Nguyên: có đất đỏ badan màu mỡ với diện tích lớn nhất nước ta, thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm
+ Trung du miền núi Bắc Bộ: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá vôi và đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác.
0,5
- Khí hậu:
+ Tây Nguyên: có khí hậu nhiệt đới, có sự phân hoá theo độ cao, nên Tây Nguyên có thể trồng cả cây công nghiệp cận nhiệt (chè ,…) bên cạnh cây công nghiệp nhiệt đới.
+ Trung du miền núi Bắc Bộ: có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao, đó là thế mạnh đặc biệt phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới (chè, trầu, sở,…)
+ Khó khăn của Trung du miền núi Bắc Bộ là sương muối và sương giá về mùa đông, Tây Nguyên thiếu nước về mùa khô.
0,5
- Nguồn nước: Nguồn nước mặt và nước ngầm của Trung du miền núi Bắc Bộ phong phú hơn Tây Nguyên. Vào mùa khô mưc nước ngầm ở Tây Nguyên hạ xuống rất thấp nên việc giải quyết nước tưới khó khan và tốn kém hơn. 0,25
  • Điều kiện kinh tế - xã hội:
 
- Dân cư và nguồn lao động: Trung du miền núi Bắc Bộ có mật độ dân số cao hơn Tây Nguyên, trình độ dân trí và nguồn lao động khá hơn. 0,25
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật và kết cấu hạ tầng của Trung du miền núi Bắc Bộ phát triển hơn so với Tây Nguyên. 0,25
2 Đặc điểm ngành dịch vụ của vùng Bắc Trung Bộ  
- Bắc Trung Bộ có cơ cấu ngành dịch vụ khá đa dạng nhưng mức độ phát triển còn thấp (dẫn chứng). 0,25
- Ngành giao thông vận tải: nhờ vị trí cầu nối giữa hai miền đất nước, là cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Kông ra Biển Đông và ngược lại, vì vậy vùng trở thành địa bàn trung chuyển hàng hoá, hành khách khá lớn trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường biển. 0,25
- Du lịch đang phát triển với số lượng du khách ngày càng tăng đem lại nguồn lợi đáng kể, nhất là du lịch hướng về cội nguồn (Cố đô Huế), du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, kết nối Con đường di sản Miền Trung. 0,25
- Thương mại đẩy mạng trao đổi hàng hóa nội địa và quốc tế nổi bất là nông sản, xi măng, gỗ, hàng tiêu dùng,…. 0,25
- Đã bắt đầu thu hút đầu tư để phát triển một số ngành dịch vụ như tài chính, bảo hiểm, giáo dục, y tế…. 0,25
- Thành phố Vinh là trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất của vùng. Thành phố Huế là trung tâm du lịch quốc gia. 0,25
V 1 Vẽ biểu đồ  
- Vẽ biểu đồ kết hợp cột (khối lượng hành khách vận chuyển) và đường (khối lượng hàng hóa vận chuyển), đảm bảo các yêu cầu.
(không yêu cầu thể hiện việc tính số lượng hành khách vận chuyển của loại hình khác (ngoài 3 loại hình đã cho nhưng trong biểu đồ phải thể hiện).
2
2 Nhận xét:  
- Về vận chuyển hành khách:  
+ Số lượng hành khách vận chuyển của nước ta tăng nhanh (dẫn chứng) do nước ta có số dân đông, kinh tế nước ta phát triển khá nhanh, nhu cầu đi lại của nhân dân ngày càng lớn. 0,5
+ Giao thông vận tải đường bộ giữ vai trò quan trọng nhất trong vận tải hành khách nước ta (dẫn chứng) do giao thông vận tải đường bộ có tính cơ động cao, thích ứng được với nhiều điều kiện địa hình khác nhau. 0,25
+ Các loại hình giao thông vận tải khác chiếm số lượng hành khách vận chuyển nhỏ (dẫn chứng) do các loại hình này (đường sắt, đường không, đường sông) tính cơ động không cao, đòi hỏi những điều kiện hạ tầng kỹ thuật nhất định. 0,25
+ Giao thông vận tải hàng không có tốc độ tăng số lượng hành khách vận chuyển nhanh nhất (dẫn chứng) do đây là loại hình giao thông vận tải có tốc độ vận chuyển nhanh, phù hợp với đòi hỏi của sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh, năng động hiện nay. 0,25
+ Số lượt vận chuyển hành khách của ngành đường sắt ngày càng giảm (dẫn chứng) do loại hình này tính cơ động không cao, chất lượng dịch vụ chậm cải thiện. 0,25
- Về vận chuyển hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta tăng nhanh (dẫn chứng) do nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển khá nhanh, nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng. 0,5
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay4,322
  • Tháng hiện tại107,911
  • Tổng lượt truy cập6,964,215
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây