ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN MÔN NGỮ VĂN 9

Thứ bảy - 17/04/2021 21:46
Phần I. Đọc- hiểu (4.0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Đồng chiêm phả nắng lên không
Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng,
Gió nâng tiếng hát chói chang,
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.

Tay nhè nhẹ chút, người ơi,
Trông đôi hạt rụng, hạt rơi xót lòng.
Dễ rơi là hạt đầu bông,
Công một nén, của một đồng là đây.
(Trích Tiếng hát mùa gặt – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội, 1973)
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản.
Câu 2. (1.0 điểm) Hình ảnh đồng quê được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào?
Câu 3. (1.5 điểm) Gọi tên một biện pháp tu từ và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó trong bốn dòng thơ đầu.
Câu 4. (1.0 điểm) Khái quát ngắn gọn nội dung của đoạn văn bản.
Phần II. Làm văn (16.0 điểm)
Câu 1.(6.0 điểm) Viết một bài văn ngắn, nêu giá trị của chi tiết “cái bóng” trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Câu 2.(10.0 điểm) Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

---------------- Hết  ------------------
(Thí sinh bảng B không phải làm ý được in đậm ở câu 3 phần Đọc – hiểu)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG HUYỆN NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: NGỮ VĂN 9
I. YÊU CẦU CHUNG
  1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp…
  2. Đáp ứng yêu câu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà còn chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, phát hiện, cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm. Chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm cho từng câu, từng ý trên cơ sở đó giám khảo có thể thống nhất định ra các thang điểm cụ thể khác.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần Câu Nội dung Điểm

I. Đọc hiểu
1 -Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0.5
2 -Từ ngữ, chi tiết: Đồng chiêm, cánh cò, thung lúa vàng,lưỡi hái, chân trời, hạt đầu bông... 1.0
3
  • HS chỉ cần xác định đúng 1 trong các biện pháp tu từ sau:
+ Nhân hóa: phả, dẫn, nâng, liếm
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng hát chói chang
+ Nói quá: Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
+ Đảo trật tự từ: Long lanh lưỡi hái
Tác dụng:Có nhiều cách diễn đạt, sau đây là một số gợi ý:
- Tạo ra cách diễn đạt uyển chuyển, nhịp nhàng (Ẩn dụ)
- Làm cho bức tranh mùa gặt hiện ra thật có hồn, sinh động, hấp dẫn, gợi cảm với nhiều màu sắc rực rỡ (Nhân hóa)
- Tăng nhạc điệu, gợi hình, gợi cảm cho đoạn thơ. (Đảo trật tự từ)
- Thể hiện tài quan sát, tình cảm yêu quý, trân trọng thiên nhiên của tác giả. (Nói quá)
0.5



1.0
4 Nội dung: Cảm xúc vui tươi, náo nức về cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam. 1.0
 





II. Làm văn
1 Giá trị của chi tiết “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. 6.0
 
  1. Đảm bảo thể thức bài văn gồm 3 phần: Mở, Thân, Kết bài
0,25
  1. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giá trị của chi tiết “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
0,25
  1. Trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ và các phương pháp lập luận phù hợp.
-  HS chỉ ra được những lần xuất hiện của chi tiết “cái bóng” trong truyện.
- HS chỉ ra được giá trị nội dung và nghệ thuật của chi tiết
Gía trị nội dung:
 - Tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ.
- Là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền.
- Khắc họa giá trị hiện thực – nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. (“...bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất ”: ngầm phản ánh trong xã hội ấy không có chỗ cho người phụ nữ được sống hạnh phúc).
- Là bài học về hạnh phúc muôn đời: Một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng hư ảo.
Giá trị nghệ thuật:
- Tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện, tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm: Chi tiết “ Chiếc bóng ” tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý :
+ Bất ngờ: Một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào vòng oan nghiệt; chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ, sự thủy chung son sắt lại bị chính người chồng nghi ngờ “ thất tiết ”…
+ Hợp lý: Mối nhân duyên khập khiễng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn (Vũ Nương kết duyên cùng Trương Sinh không môn đăng) cộng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh nguy cơ tiềm ẩn bùng phát.
- Chi tiết này còn là sự sáng tạo của Nguyễn Dữ (so với chuyện cổ tích “ Miếu vợ chàng Trương ” ) tạo nên vẻ đẹp lung linh cho tác phẩm.



1.0

4.0
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đóa; có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận 0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. 0.25
2 Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. 10.0
  a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: Mở bài, thân bài, kết bài 0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du 0.25
c. Triển khai các luận điểm: vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc.  HS có thể có nhiều cách trình bày khác  nhau,cơ bản đảm bảo các các ý sau:
-  Sö dông nghÖ thuËt tù sù ®iªu luyÖn t¹o cho ®o¹n trÝch mét kÕt cÊu mang tÝnh nghÖ thuËt cao.
-Nghệ thuậtước lệ tượng trưng, sử dụng điển cố điển tích, bên cạnh đótác giả®· sö dông nh÷ng tõ ®a nghÜa, biÖn ph¸p nh©n ho¸ ®Ó thÓ hiÖn khuynh h­íng th©n phËn ho¸ ngo¹i h×nh khi miªu t¶ nh©n vËt.
- Bót ph¸p t¶ kh¸ch h×nh chñ, hay gäi lµ nghÖ thuËt ®ßn bÈy, m­în vÎ ®Ñp cña Vân ®Ó lµm nÒn t«n thªm vÎ ®Ñp cña KiÒu.
- Sử dụng hàng loạt từ chỉ sự so sánh (càng, hơn), chỉ mức độ (vốn sẵn, đủ mùi, làu bậc, ăn đứt)để khắc họa rõ nét vẻ đẹp nhân vật chính trên cả 3 phương diện sắc, tài , tình.
=>§o¹n th¬ hay nhÊt trong TruyÖn KiÒu t¹o Ên t­îng s©u s¾c vÒ nh©n vËt, qua đó cho thy tµi n¨ng cña Nguyễn Du trong viÖc miªu t¶ ch©n dung nh©n vË và c¶m høng nh©n ®¹o của tác giả…

9.0



 
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đóa; có suy nghĩ riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với vấn đề nghị luận 0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn xác chính tả, dùng từ, đặt câu, ngữ pháp. 0.25
Tổng điểm 20.0


 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập53
  • Hôm nay12,531
  • Tháng hiện tại148,998
  • Tổng lượt truy cập8,252,203
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây