ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

Thứ bảy - 17/04/2021 21:36
I. ĐỌC – HIỂU: (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Bạn hãy cho đi những gì người khác thực sự cần để giá trị của sự giúp đỡ ấy được phát huy ở mức cao nhất. Bạn hãy tạo ra những phương tiện, những công cụ lao động, chiếc “cần câu” và chia sẻ nó với những người đang cần những thứ ấy để họ tự câu lấy những con cá. Như thế giá trị của việc “cho” sẽ bền vững, sẽ được nhân lên nhiều lần.
Hãy cho những gì người khác muốn nhận hơn là cho cái bạn muốn cho. Một đứa trẻ con nhà giàu ngày nào cũng được ăn đủ các thứ đồ ăn ngon, đủ loại kẹo bánh đắt tiền chắc chắn sẽ không cảm thấy vui sướng khi bạn cho nó một gói kẹo bạn mua ở một cửa hàng bình dân. Nhưng cũng với gói kẹo đó, nếu bạn đem chia cho những đứa trẻ làng nghèo khó trong một chuyến bạn về thăm quê thì vị ngọt ngào từ chút quà ấy và từ tấm lòng thơm thảo của bạn sẽ tạo nên những khoảng khắc hạnh phúc cho những đứa trẻ ấy và cho cả bạn.
          (Trích Không gục ngã, Nguyễn Bích Lan, NXB Hội Nhà văn, 2014, tr.285)
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: Tìm từ láy có trong câu cuối đoạn trích trên.
Câu 3: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “thơm thảo” trong câu: Nhưng cũng với gói kẹo đó, nếu bạn đem chia cho những đứa trẻ làng nghèo khó trong một chuyến bạn về thăm quê thì vị ngọt ngào từ chút quà ấy và từ tấm lòng thơm thảo của bạn sẽ tạo nên những khoảng khắc hạnh phúc cho những đứa trẻ ấy và cho cả bạn.
Câu 4: Nêu ngắn gọn nội dung ý nghĩa của đoạn trích trên.

II. LÀM VĂN: (16,0 điểm)
Câu 1: (6,0 điểm)
          Hãy cho những gì người khác muốn nhận hơn là cho cái bạn muốn cho.
Câu 2: (10,0 điểm)
Nói về tính độc đáo của phong cách trong sáng tác văn học, có ý kiến cho rằng:  Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình.
Từ một văn bản thơ đã học ở lớp 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
------ Hết ------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH
Lớp 9  Năm học: 2020 – 2021
Đề thi môn: Ngữ văn
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
 1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt; bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lý, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp.
2. Đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu một số nội dung cơ bản, giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm. Khuyến khích, trân trọng những bài làm có tính sáng tạo, những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nêu có) trong Đáp án - Thang điểm phải được sự thống nhất trong tổ chấm thi và đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần Câu               Đáp án và hướng dẫn chấm Điểm
I.   ĐỌC – HIỂU: 4,0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 1,0
2 Từ láy: ngọt ngào, thơm thảo 1,0
3 Em hiểu ý nghĩa của từ “thơm thảo” trong câu văn: (HS có thể diễn đạt theo nhiều cách): là hành động, cử chỉ, biểu hiện đẹp.    1,0
4 Nêu nội dung ý nghĩa của đoạn trích. (HS có thể diễn đạt theo nhiều cách): Ý nghĩa giá trị của việc cho và nhận trong cuộc sống.
1,0
II.   LÀM VĂN 16,0












 
1. Viết một bài luận với nhan đề: Hãy cho những gì người khác muốn nhận hơn là cho cái bạn muốn cho. 6,0
a.  Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài: nêu vấn đề nghị luận; thân bài: triển khai vấn đề nghị luận; kết bài: khái quát vấn đề. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hãy cho những gì người khác muốn nhận hơn là cho cái bạn muốn cho.
0,25
c.





 
 Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt thao tác lập luận để triển khai luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng; dẫn chứng phải phù hợp, cụ thể, sinh động.
- Đây là dạng đề mở. Thí sinh có thể trình bày suy nghĩ của mình theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
 
* Giải thích: Học sinh giải thích được:
- Cho và nhận:
+ Cho: là đem đến cho người khác điều tốt đẹp sự chia sẻ, giúp đỡ chân thành, hi sinh… mà không cần toan tính, do dự, không cần sự trả ơn.
+ Nhận: là đón nhận những điều tốt đẹp từ cuộc sống, từ người khác với lòng biết ơn chân thành.
-> Câu nói đề cập đến cách ứng xử nhân văn giữa người cho cho và người nhận.
-> Đánh giá mở rộng: Ngoài ra câu văn như là một lời triết lý, một lời khuyên sâu sắc về cách ứng xử nhân văn trong cuộc sống. Hướng tất cả mọi người một lối sống, một cách ứng xử có văn hóa, có đạo lí, đậm nghĩa tình….
(HS có thể trình bày khác theo cách khác, nếu đảm bảo mức độ thông hiểu vẫn cho điểm tối đa)



1,0
* Bàn luận:
-  Cho những gì người khác muốn nhận: đó là cho những vật chất bình thường được gói trong những tình cảm cao đẹp (cho cả vật chất lẫn tinh thần). Cho những gì người khác muốn nhận không xuất phát từ toan tính vụ lợi nào mới có thể làm cho hành động “cho” trở nên cao quý. Hành động cho là một hành động đẹp, nâng cao nhân cách con người làm cho họ sống thanh thản và hạnh phúc hơn.
- Cho cái bạn muốn cho: Cho niềm vui, hạnh phúc, sự bình an để người nhận cảm thấy ấm áp hơn và họ biết được mình xứng đáng được nhận để ghi nhớ và biết ơn, tìm cách đền đáp cho cuộc đời.
-> nhận mạnh cách cho hơn là của cho.
(HS lấy dẫn chứng trong thực tế để chứng minh)

3,0


 
* Bài học nhận thức và hành động:
- Câu nói giúp chúng ta nhận thức được cho và nhận không chỉ có giới hạn trong những ứng xử hàng ngày của cuộc sống mà rộng hơn cho còn hướng đến đức hi sinh của con người; nhận còn là đạo lí sống uống nước nhớ nguồn của dân tộc
- Tuổi trẻ phải biết cống hiến một cách trong sáng, biếtsống  nhiệt thành với mọi người với cuộc đời.
- Hành động: Phải học cách cho trong sáng vô tư, không vụ lợi, không toan tính để xây dựng cuộc sống văn minh hơn. Phê phán những người vụ lợi và vô ơn trong cuộc sống.
1,0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25
  2. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình. 10,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. 0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích, chứng minh làm rõ nhấn mạnh: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo...” 0,5



















 
c. Giải thích nhận định:
- Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo: Nghệ thuật luôn đi tìm cái đẹp, cái chân thực của cuộc sống để tạo nên 1 tác phẩm có chiều sâu về nội dung và sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Cái độc đáo trong nghệ thuật chính là sự sáng tạo mới mẻ mang dấu ấn cá nhân của mỗi nhà văn. Cái độc đáo ấy chính là tài năng, năng khiếu vượt trội của người nghệ sĩ.
- Phong cách nổi bật là quan điểm tư tưởng của người nghệ sỹ gửi gắm trong những trang thơ, trang văn thể hiện nét riêng sự mới lạ.
-> Ý kiến trên khẳng định rằng: mỗi tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo mới lạ độc đáo. Đồng thời thể hiện tài năng và dấu ấn tài năng của tác giả. Tác phẩm nghệ thuật ấy gieo vào lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng, những ước mơ, những khát khao hướng tới cái đẹp…. sức mạnh của 1 nghệ thuật chân chính.





1,5
* Lựa chọn được tác phẩm thơ hợp lý, tiêu biểu để phân tích chứng minh, làm rõ: Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong các tác phẩm của mình .
- HS có thể chọn bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và phân tích cái độc đáo sáng tạo mới lạ trong thi phẩm làm nổi bật phong cách của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
+ Nhan đề bài thơ..
+ Giọng điệu, ngôn ngữ cách ngắt nhịp..
+ Các biện pháp  tu từ…
+ Khai thác hiện thực để làm nổi bật vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Thể hiện sự va đập giữa cái không và cái có. Đây là nét  mới nhất
trong thơ  Phạm Tiến Duật.
- HS phải biết so sánh với những bài thơ viết cùng đềtài như Chính Hữu để nhấn mạnh phong cách sáng tác của mỗi nhà thơ.






5,5
* Đánh giá:
- Đây là nhận định sâu sắc khẳng định phong cách và tài năng của người nghệ sỹ
- Mỗi nhà thơ, nhà văn muốn để lại những ấn tượng trong lòng độc giả phải sáng tạo ra phong cách mang đậm dấu ấn cá nhân.
- Cái riêng của người nghệ sĩ không chỉ đi tìm những cái mới mà phải biết phát hiện, trân trọng để từ đó sáng tạo những tác phẩm sống mãi trong lòng người đọc.

1,0
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,5

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay6,932
  • Tháng hiện tại18,931
  • Tổng lượt truy cập8,122,136
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây