ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN MÔN VĂN

Thứ bảy - 17/04/2021 21:13
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎIHUYỆN
Môn: Ngữ văn – Thời gian làm bài: 150 phút
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 1: Đọc hiểu(4.0 điểm)
            Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
            ...Có thể rồi sau này khi em lớn lên
Những cảm xúc văn chương không giúp em làm ra tiền, cơm, gạo, cá
Nhưng mỗi khi gặp những Lý Thông gian manh, xảo trá
Lại ước mình có cây búa Thạch Sanh.
Cuộc đời không phải là câu chuyện cổ có cây đèn Aladdin
Để biến những điều ước mơ hiện hình ngay tức khắc.
Cũng chẳng có bà tiên, ông bụt
Để luôn vỗ về hỏi: con khóc tại sao?
Em sẽ hiểu khi người ta cao
Là bởi mình can tâm quỳ xuống.
Sống kiêu hãnh như bông sen trong đầm lầy, nước đọng
Tanh tưởi nào vấy bẩn được sắc hương...
(Trích Có thể rồi, Lê Huyền Ngọc, Văn học và Tuổi trẻ, 10/2020)
  1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
  2. Giải nghĩa từ “kiêu hãnh”.
  3. Tìm và nêu giá trị của một biện pháp tu từ nổi bật trong những dòng thơ sau:
...Sống kiêu hãnh như bông sen trong đầm lầy, nước đọng
Tanh tưởi nào vấy bẩn được sắc hương...
  1. ...Có thể rồi sau này khi em lớn lên
Những cảm xúc văn chương không giúp em làm ra tiền, cơm, gạo, cá
Nhưng mỗi khi gặp những Lý Thông gian manh, xảo trá
Lại ước mình có cây búa Thạch Sanh...
            Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua những dòng thơ trên?
Câu 2: (6.0 điểm)

Từ những hình ảnh về đợt lũ lịch sửnăm 2020 ở trên, hãy gửi tới mọi người bức thông điệp bằng một bài văn nghị luận.
Câu 3: (10.0 điểm)
Thạch Lam từng nói: Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.
Hãy làm rõ nhận định trên qua Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2011)

............................................Hết...................................
HƯỚNG DẪN CHẤM


I.Yêu cầu chung
1.Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp,…
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết; Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm thí sinh trong tính chỉnh thể; Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm, chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, thuyết phục.
3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 1: Đọc hiểu (4,0 điểm)
Câu a (1.0 điểm)
  • Phương thức biểu đạt chính của phần trích: Biểu cảm.
  • Thể thơ: Tự do
Câu b (0,5 điểm)
Thí sinh có thể có nhiều cách giải nghĩa, miễn là hợp lí
Gợi ý:
Kiêu hãnh: tự hào về giá trị của mình, về những gì mình có
            Câu c (1,0 điểm)
- Biện pháp tu từ: So sánh hoặc ẩn dụ
- Giá trị: Đề cao giá trị nhân cách, phẩm hạnh của con người...
            Câu d (1,5 điểm)
            Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau, song phải hướng tới giá trị chân chính mà tác giả gửi gắm. Gợi ý:
Những dòng thơ đề cao giá trị, tác dụng văn chương: là vũ khí bảo vệ chân lí, đấu tranh chống cái ác, sự bất công...
Câu 2: (6,0 điểm)
 
YÊU CẦU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM
1.Yêu cầu về kĩ năng - HS có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
- Có thể kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, miêu tả... trong bài văn nghị luận
1,0
2. Yêu cầu về kiến thức Đây là một đề mở, thí sinh có thể có những cách nhìn nhận về bức tranh và đánh giá vấn đề ở những góc độ khác nhau, vì thế có thể đề cập những thông điệp khác nhau. Tuy nhiên, những thông điệp ấy phải hướng tới những giá trị nhân văn cao đẹp trong cuộc sống. Sau đây là gợi ý một số thông điệp:
-Ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, của cộng động về bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường... để phòng tránh thiên tai, lũ lụt, những tác hại của thiên nhiên...
- Tình yêu thương giữa con người với con người, tình làng xóm, tình đồng bào, đồng chí trong lúc khó khăn, hoạn nạn, gian nguy...
- Không nản chí trước những gian khó, những mất mát đau thương, tiếp tục tạo dựng cuộc sống, hướng tới ngày mai bằng niềm tin và nghị lực...
 
5.0












 

Câu 3: (10 điểm)
 
1.Yêu cầu về kĩ năng - HS có kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
- Dẫn chứng hợp lí, thuyết phục
1,0
2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày bài viết bằng nhiều cách với những kiến giải khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
*Giải thích:
- Thiên chức nhà văn: “chức vụ thiêng liêng” của người cầm bút
- Nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn - giá trị mà tác phẩm văn chương hướng tới người đọc...
* Chứng minh qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
- Yêu quý, ngợi ca, bảo vệ những phẩm giá, phẩm hạnh tốt đẹp của Vũ Nương – của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến (yêu chồng, thương con, trinh tiết, thủy chung, hiếu thảo...).
- Lên án, tố cáo chế độ nam quyền, xã hội phong kiến bất công tàn bạo
- Đấu tranh đến cùng để cái đẹp luôn vĩnh hằng, vĩnh cửu dù ở bất cứ thế giới nào...
*Bàn luận:
- Ngoài thiên chức cao cả này, nhà văn còn có những thiên chức khác (phát hiện những rung động tinh tế của cuộc sống, thanh lọc đời sống tinh thần, văn còn là họa là nhạc...)
- Giá trị của văn chương còn tùy thuộc vào độc giả, tùy thuộc quá trình tiếp nhận văn học...
*Đánh giá:
- Đây là một nhận định đúng đắn về thiên chức nhà văn và giá trị của văn chương.
- Tác phẩm được lựa chọn là minh chứng rõ nét cho nhận định của nhà văn Thạch Lam.


2,0






5,0









1,0






1,0
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,623
  • Tổng lượt truy cập8,430,401
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây