ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN MÔN NGỮ VĂN 9

Thứ bảy - 17/04/2021 21:41
Phần I. Đọc hiểu (4.0 điểm)
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua
Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có.

Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi
Bài học đời đã học được những gì
Có nhắc bóng người đương thời năm cũ?

Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê
Bóng mát dừng chân là một chốn quê
Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn…
 (Lời cảm tạ- Báo Giáo dục điện tử, ngày 04/11/2015)
Câu 1. Xác định thể thơ.
Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu thơ sau và tác dụng của biện pháp tu từ đó:
           Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Câu 3. Hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 4. Em hiểu gì về hai câu thơ:
Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê





Phần II: Làm văn. (16.0 điểm)
Câu 1. (6,0 điểm)
          Trong bài hát Nối vòng tay lớn, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có viết:
Giòng máu nối con tim đồng loại
Dựng tình người trong ngày mới
Thành phố nối thôn xa vời vợi.
(Nguồn: https://lyric.tkaraoke.com/15865/noi_vong_tay_lon.html)
Suy nghĩ của em được gợi lên từ những lời ca trên.
Câu 2. (10,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Điều làm nên thành công của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều chính là mối đồng cảm sâu sắc của nhà thơ đối với số phận và tâm tư con người.
Hãy làm sáng tỏ điều đó qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Ngữ văn 9 - Tập một).
                                  HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 9
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
 - Giám khảo vận dụng Hướng dẫn chấm phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, cần khuyến khích những bài làm thể hiện rõ sự sáng tạo; cần đánh giá bài làm của thí sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài, không đếm ý cho điểm nhằm đánh giá trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng.
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể hơn để đánh giá chính xác khoa học, khách quan.
- Điểm toàn bài là 20,0 chiết đến 0,5.
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Phần Câu Nội dung Điểm
      A B
I   ĐỌC HIẺU 4  
  1 Thể thơ tự do 0,5 1,0


2
 
- Biện pháp tu từ trong câu thơ: ẩn dụ tháng ngày ngọt đắng 0,5 0,5
- Tác dụng: Gợi lên những buồn vui, thăng trầm mà nhân vật trữ tình đã trải qua; đồng thời thể hiện những thăng trầm, buồn vui trong cuộc đời mỗi con người
0,5
1,0
3 Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện tâm trạng, suy nghĩ của một người học trò khi đã rời xa mái trường với tình cảm yêu thương, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc. Càng trưởng thành, càng nếm trải những thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống, mỗi người lại càng thấm thía hơn ân nghĩa của thầy cô...

0,5
1,5
4 Hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” thể hiện công lao to lớn của thầy cô đối với học trò: chăm chút, thắp sáng ước mơ, niềm tin cho học trò bằng cả trái tim yêu thương để từ đây; các em bước ra đời vững vàng, cứng cáp, sẵn sàng cống hiến cho cuộc đời... 2,0  
II   LÀM VĂN 16 16
 
1
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về những lời ca:
Giòng máu nối con tim đồng loại
Dựng tình người trong ngày mới
           Thành phố nối thôn xa vời vợi.
6 6
a. Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội với bố cục hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ. 0,5 0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phải biết sống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia, ... 0,5 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
HS có nhiều cách triển khai khác nhau miễn là hợp lí. Sau đây là một số gợi ý:
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận…
- Hiểu biết về nội dung lời ca: Là tiếng lòng của Trịnh Công Sơn, cũng là tiếng lòng của muôn triệu con người Việt Nam cùng hướng về tình gắn bó, yêu thương, sẻ chia,...Đó là sự kết nối của tình đồng bào, tình dân tộc, của dòng máu Lạc Hồng...
- Lời ca của Trịnh Công Sơn đã gợi lên tình đoàn kết dân tộc:
 + Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, là những cá nhân riêng lẻ kết thành một khối thống nhất cùng nhau hoạt động vì một mục đích chung.
+ Người có tinh thần đoàn kết là người biết tương trợ, giúp đỡ người khác, nhất là những người gặp hoạn nạn, khó khăn.
+ Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống và làm cho cuộc sống trở nên ấm áp hơn.
+ Chứng minh:
* Trong cuộc sống...
* Trong văn học...
+ Mở rộng vấn đề:
* Đề cao cách sống đoàn kết, sẻ chia ở mỗi con người.
* Phê phán lối sống ích kỉ hẹp hòi vô cảm, lên án những con người liên kết lại để làm việc xấu, gây hại đến những người khác.
* Nhận thức và hành động bản thân…
 
4,0 4,0
d. Chính tả ngữ pháp:
 Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp…
0,5 0,5
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ
0,5 0,5
Lưu ý:
- Học sinh cần lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để phân tích, chứng minh.
- Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
- Nếu thí sinh viết thành đoạn văn thì giám khảo cho không quá ½ số điểm.)
   
 2 Phân tích, làm sáng tỏ: Nguyễn Du  đồng cảm với số phận và tâm tư con người qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” 10 10
  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:
 Biết viết một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh, có cấu trúc 3 phần; mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
0,5 0,5
  1. Xác định được vấn đề nghị luận:
 Nguyễn Du đồng cảm với số phận và tâm tư con người qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
0,5 0,5
  1. Triển khai vấn đề nghị luận:
   
Giải thích được ý kiến:
- Đồng cảm với số phận và tâm tư con người: Hiểu, yêu thương, cảm thông, đồng điệu với số phận và tâm tư nhân vật.
- Bút lực tài hoa: Chỉ tài năng nghệ thuật xuất chúng bậc thầy của tác giả trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.
=> Trong sáng tác của Nguyễn Du yếu tố nhân văn, hấu hiểu và yêu thương con người kết hợp với ngòi bút tài hoa bậc thầy đã tạo nên những đoạn thơ nổi tiếng,vô cùng giá trị.
1,0 1,0
Chứng minh qua đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”    
- Nguyễn Du đồng cảm với số phận đau thương, tâm trạng cô đơn, bơ vơ, ngổn ngang, buồn tủi của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngung Bích.
1,5

1,5
- Nguyễn Du đồng cảm, thấu hiểu với nỗi nhớ thương khắc khoải của Thúy kiều khi nghĩ về Kim Trọng và cha mẹ 1,5 1,5
- Nguyễn Du thương cảm với thân phận lênh đênh vô định, bị dập vùi, tâm trạng bộn bề chất chứa bao nỗi buồn đau, chua xót, lo sợ trong lòng Kiều. 1,5 1,5
-  Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” còn thể hiện ngòi bút tài hoa bậc thầy của Nguyễn Du trong việc khắc họa tâm trạng con người; đặc biệt là tả cảnh ngụ tỉnh, độc thoại nội tâm, các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ… 1,0 1,0
Đánh giá chung:
- Với tấm lòng nhân ái bao la, Nguyễn Du đã đồng cảm sâu sắc, quan tâm lo lắng cho tương lai, số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Để người đọc yêu thương trận trọng, xót xa cho nhân vật của mình, Nguyễn Du phải là người có tài năng lớn…
1,0 1,0
  1. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Diễn đạt trôi chảy, hành văn trong sáng, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu.
1.0 1.0
  1. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ
0.5 0.5
Lưu ý:
- Các mức điểm cụ thể khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
- Nếu thí sinh viết thành đoạn văn thì giám khảo cho không quá ½ số điểm.)
   

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập69
  • Hôm nay12,310
  • Tháng hiện tại148,525
  • Tổng lượt truy cập8,251,730
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây