Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | Đọc hiểu | 4,0 | |
1 | Phương thức biểu đạt chính: tự sự | 1,0 | |
2 | Từ láy: nhè nhẹ, nhẹ nhàng | 1,0 | |
3 | * Tác dụng của một biện pháp tu từ: - Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích: so sánh (…đen ngòm như khúc cây khô dài,… quạt nước cầm chừng như tiếp sức với Tư Hoạch…) hoặc ẩn dụ (chiếc bè quái dị) - Tác dụng: nổi bật hình ảnh đàn sấu hung dữ, biểu tượng cho thiên nhiên hoang dã, đã được con người chế ngự thành công. Qua đó thể hiện niềm tự hào về sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. |
1,0 |
|
4 | Hình ảnh con người lao động: vừa mộc mạc, giản dị, chất phác (trong lời nói) vừa dũng mãnh kiêu hùng với sức mạnh chế ngự thiên nhiên. | 1,0 | |
II |
Làm văn | 16,0 | |
1 | Trong đợt lũ lụt xảy ra ở miền Trung tháng 10 năm 2020, có hơn ba mươi cán bộ chiến sĩ đã hi sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Giữa thời bình, vẫn còn có biết bao người lính đã ngã xuống vì sự bình yên cho cuộc sống hôm nay. Hãy viết một bài luận trình bày suy nghĩ của em về những tấm gương hi sinh đó. |
6,0 | |
a) Đảm bảo yêu cầu về bố cục của văn bản | 0,5 | ||
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tấm gương hi sinh của những người lính trong đợt lũ lụt xảy ra ở miền Trung vừa qua. | 0,5 | ||
c) Bài viết cần làm rõ các ý cơ bản sau: - Giải thích: + Trong đợt lũ lụt xảy ra ở miền Trung tháng 10 năm 2020, có hơn ba mươi cán bộ chiến sĩ đã hi sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn đồng bào chịu ảnh hưởng của lũ lụt, sạt lở đất. Họ đã vĩnh viễn không bao giờ trở về nữa. + Sự hi sinh của những người lính diễn ra giữa thời bình, trong lúc làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn khắc phục thiên tai là những tổn thất, mất mát lớn để lại nhiều nỗi đau cho gia đình, quê hương và cả dân tộc. - Phân tích, bàn luận: + Sự hi sinh của những người lính xuất phát từ tinh thần, ý chí, lí tưởng cao đẹp của những người lính cụ Hồ, ý thức về trách nhiệm cao cả của người lính với nhân dân, dù trong thời đại nào, họ vẫn luôn là những người ở tuyến đầu đối mặt với khó khăn thử thách, sẵn sàng hi sinh để mang lại sự sống bình yên cho nhân dân. + Tấm gương hi sinh của những người lính là biểu hiện cao đẹp của tình thương đối với đồng bào trong cơn bĩ cực; gợi lên trong lòng mọi người: sự đau xót, tiếc thương, ngưỡng mộ, cảm phục, lòng biết ơn sâu sắc; khơi dậy ý nguyện sống sao cho xứng đáng với tấm gương hi sinh của những người lính… + Tuy nhiên, trước tấm gương hi sinh của các chiến sĩ, vẫn còn có những kẻ thờ ơ hay chế nhạo, xuyên tạc… sự hi sinh cao cả của họ, thể hiện lối sống vô ơn, vô cảm, đáng lên án. - Bài học nhận thức, hành động: + Trân trọng, biết ơn những con người đã hi sinh bản thân vì nhân dân. + Tích cực học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, sống cuộc đời có ý nghĩa…. |
4,0 |
||
d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt | 0,5 | ||
e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về hiện tượng | 0,5 | ||
2 | Bàn về thơ, Đuy-blây có viết: “Thơ là người thư ký trung thành của những trái tim.” Từ cảm nhận về bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Ngữ văn 9, tập một), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. |
10,0 | |
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận gắn với tác giả, tác phẩm; thân bài trình bày được các luận điểm, có lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng xác đáng, thuyết phục; kết bài đánh giá được khái quát về vấn đề nghị luận và thể hiện được suy nghĩ riêng của người viết. | 0,5 | ||
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đồng chí đã ghi lại trung thành tiếng nói của trái tim nhà thơ. | 0,5 | ||
c) Triển khai nghị luận, vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận | 8,0 | ||
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận | 0,5 | ||
* Giải thích ý kiến: - Ý kiến của Đuy-blây khẳng định khả năng tái hiện tình cảm của thơ ca : thơ là sự thể hiện, giãi bày, bộc lộ một cách trung thành, chân thật những cung bậc tình cảm của người làm thơ cho chính mình, cho mọi người. - Qua người thư kí trung thành - thơ ca- người đọc hiểu được những xúc cảm của nhà thơ, lắng nghe được những nhịp đập trái tim của thi sĩ, từ đó mà cũng làm đẹp thêm, giàu thêm cho đời sống tình cảm của chính mình. * Phân tích, chứng minh: - Bài thơ Đồng chí đã ghi lại một cách trung thành tiếng nói của trái tim nhà thơ thấu hiểu những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn của người lính trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp; ngợi ca vẻ đẹp của những người lính mộc mạc, giản dị mà giàu lòng yêu nước, có lí tưởng cao đẹp, dũng cảm, tâm hồn lãng mạn, giàu chất thơ… (dẫn chứng). - Bài thơ là tiếng nói xuất phát từ trái tim, từ tấm lòng chân thật của nhà thơ đề cao, ca ngợi tình đồng chí sắt son, tha thiết, thiêng liêng, sâu nặng của những anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp (dẫn chứng). - Thông qua bài thơ, người đọc cảm nhận được sâu sắc khát vọng hoà bình, ý chí quyết tâm chiến đấu để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Đó là tiếng nói, là khát vọng của một nhà thơ-người lính, tiếng nói của người trong cuộc vô cùng chân thành và giàu sức âm vang (dẫn chứng). * Đánh giá: - Qua hệ thống hình ảnh giàu sức gợi, những câu thơ sóng đôi nhịp nhàng cân xứng, ngôn ngữ chọn lọc tinh tế, hàm nén, giọng điệu xúc động, thiết tha… bài thơ Đồng chí đã ghi lại một cách trung thành tiếng nói của trái tim nhà thơ với bao tình cảm chân thành, thiết tha, sâu nặng. - Thông qua bài thơ, người đọc cũng đập cùng những nhịp đập thổn thức của trái tim nhà thơ, tìm thấy tiếng nói đồng điệu, đồng tình, đồng cảm mà làm giàu thêm cho đời sống tình cảm của chính mình: biết trân trọng những sự hi sinh của bao thế hệ cha anh đi trước, để biết sống xứng đáng hơn, có ích hơn. - Thơ khởi phát từ lòng người. Một bài thơ xuất phát từ trái tim tha thiết yêu thương con người, yêu cuộc đời, ẩn chứa những tình cảm nhân văn cao đẹp sẽ có sức lan toả từ thế hệ này sang thế hệ khác, có khả năng vượt qua cả không gian lẫn thời gian để kết nối trái tim của mọi người, ở mọi thời… |
1,0 5,0 |
||
1,5 |
|||
d) Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt | 0,5 | ||
e) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. | 0,5 |
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn