ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 DỰ THI CẤP TỈNH, VÒNG 1

Thứ bảy - 17/04/2021 21:19
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 DỰ THI CẤP TỈNH, VÒNG 1
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn – Thời gian làm bài: 150 phút
tải xuống (3)
tải xuống (3)
Câu 1: Đọc hiểu(4.0 điểm)
          Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia? 
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào… 
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ. 
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có. 
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. 
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia? 
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. 
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy. 
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời. 
Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
  1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
  2. Xác định thành phần chính của câu:
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ. 
c. Người đàn bà với Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nàoNgười chiến sĩ với Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chếtgợi cho em điều gì về cuộc đời họ?
          d.Các hình ảnh Đứa béBà cụ gợi cho em suy nghĩ gì về “nơi dựa” của con người trong cuộc sống?
Câu 2: (6.0 điểm)
          Bày tỏ suy nghĩ của em về ý kiến: Bản chất của sự việc xảy ra không quan trọng bằng chính cách bạn đón nhận nó như thế nào.
Câu 3: (10.0 điểm)
          Ai-ma-tốp từng nói: Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng.
Qua một số tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2009, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
............................................Hết............................................
HƯỚNG ĐÃN CHẦM
I.Yêu cầu chung
1.Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp,…
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tính chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kĩ năng mà chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết; Cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm thí sinh trong tính chỉnh thể; Cần khuyến khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm, chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí, thuyết phục.
3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 1: Đọc hiểu (4,0 điểm)
Câu a (0.5 điểm)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm.
Câu b (1.0 điểm)
Đứa bé// đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó// cứ ném về phía trước,
CN1                        VN1                               CN2                      VN2
bàn tay// hoa hoa một điệu múa kì lạ
CN3                          VN3
          Câu c (1,0 điểm)
          Thí sinh có thể có những cảm nhận khác nhau, song phải dựa vào từ ngữ, ngữ cảnh… của vẳn bản để có cảm nhận phù hợp.
          Gợi ý:
  • Người đàn bà với Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào: cuộc đời nhiều ưu tư, phiền muộn…
  • Người chiến sĩ với Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết: cuộc đời trải qua nhiểu thăng trầm, đối mặt với nhiều thử thách…
          Câu d (1,5 điểm)
          Thí sinh có thể có những kiến giải khác nhau, song phải hướng tới giá trị chân chính mà tác giả gửi gắm qua văn bản.
Gợi ý: “Nơi dựa” của mỗi con người trong cuộc sống, đó là những người thân yêu, những người có vai trò vô cùng quan trọng, những người có khả năng mang lại cho ta nguồn cảm hứng sống,  mang cho ta lẽ sống, niềm tin, hi vọng vào cuộc đời. Hay “nơi dựa” chính là những nơi tạo ra động lực để ta sống tiếp một cuộc sống tốt đẹp hơn, nơi dựa tinh thần…
Câu 2: (6,0 điểm)
 
YÊU CẦU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM
1.Yêu cầu về kĩ năng - HS có kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
- Có thể kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, miêu tả... trong bài văn nghị luận
1,0
2. Yêu cầu về kiến thức Đây là một đề mở, thí sinh có thể có những cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề ở nhiểu góc độ khác nhau. Sau đây là một số gợi ý định hướng:
- Giải thích: Bản chất của sự việc xảy ra không quan trọng bằng chính cách bạn đón nhận nó như thế nào.
+Bản chất của sự việc xảy ra : Sự thật về những câu chuyện, những biến cố, những con người, những cuộc đời…có tác động đến cuộc sống của chúng ta ở góc độ nào đó, trực tiếp hoặc gián tiếp, mà có lúc chúng ta không mong muốn.
+ Cách chúng ta đón nhận nó: Thái độ, hành xử, cách sống, cách xử lý tình huống…của chúng ta trước những vấn đề của cuộc sống – đây mới là điều quan trọng.
- Bàn luận:
+ Nếu đón nhận bằng sự bi quan, bi lụy, tuyệt vọng…đồng nghĩa với “sự việc xảy ra” là dấu chấm chấm hết cho cuộc đời, số phận của chính mình.
+ Nếu đón nhận bằng thái độ lạc quan, tin tưởng, bằng ý chí, nghị lực, niềm tin thì “sự việc xảy ra” trở nên nhẹ nhàng, dẽ dàng vượt qua, dễ dàng thay đổi
- Bài học:
+ Cách sống, thái độ, kĩ năng…trước những tình huống của cuộc sống.
+ Hạn chế đến mức tối đa để tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc…



1.0









3.0






1.0

Câu 3: (10 điểm)
 
1.Yêu cầu về kĩ năng - HS có kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề văn học.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ; Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
- Dẫn chứng hợp lí, thuyết phục
1,0
2. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể trình bày bài viết bằng nhiều cách với những kiến giải khác nhau. Sau đây là một số gợi ý:
*Giải thích:
- Tác phẩm chân chính: những tác phẩm văn học có giá trị, hướng tới cái chân, thiện, mĩ…
- Không kết thúc ở trang cuối cùng: Trang cuối cùng khép lại là mở ra cả chân trời mới, đó là bài học, là lẽ sống, là chức năng giáo dục, cảm hóa con người, là thế giới khác với thực tại, là thiên tài của người cầm bút, là sự tưởng tượng phong phú của độc giả, là giá trị vĩnh hằng vĩnh cửu trường tồn cùng thời gian và năm tháng…
* Chứng minh qua một số tác phẩmchân chính
Cần lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu. điển hình, đặc biệt là cái kết ấn tượng…
Ví dụ:
- Trang cuối cùng khép lại với hình ảnh “trăng” là bài học  thấm thía cho mỗi con người về lẽ sống ân nghĩa, thủy chung (Ánh trăng – Nguyễn Duy)
- Trang cuối khép lại để cho người đọc một khoảng trời tưởng tượng phong phú về giá trị của văn bản như “Đầu súng trăng treo” (Đồng chí – Chính Hữu)
- Trang cuối khép lại thể hiện tài năng của người cầm bút, làm cho độc giả tiếc nuối, khao khát mở thêm những trang truyện mới (Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ)

*Bàn luận:
- Để có được những tác phẩm chân chính với những cái kết ấn tượng, những trang cuối cùng dầy dư âm, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có tài năng cùng với quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc.
- Dấu ấn của “trang cuối cùng” còn tùy thuộc vào độc giả, tùy thuộc quá trình tiếp nhận văn học...Tuy nhiên, tiếp nhận tác phẩm văn học cần đúng hướng, phù hợp với giá trị nhân văn.
*Đánh giá:
- Đây là nhận định đúng đắn về một trong những giá trị đích thực của những tác phẩm chân chính.
- Những tác phẩm được lựa chọn là minh chứng rõ nét cho nhận định của Ai-ma-tốp.
 


2,0










5,0














1,0








1,0
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay4,428
  • Tháng hiện tại120,433
  • Tổng lượt truy cập8,039,861
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây