ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH VÒNG 2

Thứ bảy - 17/04/2021 21:21
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH VÒNG 2
NĂM HỌC 2020 – 2021
tải xuống (3)
tải xuống (3)

Môn: Ngữ văn (thời gian làm bài: 150 phút)

Câu 1 (4 điểm): Đọc kỹ phần trích sau và trả lời câu hỏi:
          Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm cho chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, ghen tỵ với cuộc sống của người khác như một kẻ đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái newfeed để hòng tìm được một status bị bỏ sót, một cữu rỗi kéo dài  vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.
          Mê man với nhau trên mạng, chúng ta đang có nguy cơ đánh mất khả năng kết nối với những cái lớn hơn trong cuộc sống, khả năng cảm nhận thế giới. Thay vì bình tâm ngắm một hoàng hôn lộng lẫy, chúng ta điên cuồng tìm những cái lọc khác nhau để chụp mấy chục cái ảnh, rồi bận rộn tìm cái đạt nhất để post lên, băn khoăn nghĩ một lời tựa hấp dẫn. Thay vì sống trong thế giới thật, người ta bị ám ảnh bởi thế giới ảo. Không có hình tượng nào thể hiện điều này rõ hơn hình ảnh một bà mẹ trẻ vừa cho con bú, vừa lướt web. Việc post ảnh đứa trẻ sơ sinh lên mạng trở nên quan trọng hơn việc ngắm nhìn nó bú mẹ và cảm thấy được kết nối với vũ trụ.
(“Vẻ đẹp của người đứng một mình” – Đặng Hoàng Giang)
a, Phương thức biểu đạt chính của phần trích ?
b, Tìm một biện pháp tu từ nổi bật trong phần trích và nêu tác dụng của nó?
d, Phần trích có giúp em bừng tỉnh điều gì không?
Câu 2 (6 điểm):
“Thà tôi cháy vèo trong gió còn hơn thối rữa trên cành” (Xec-gây Exinin)
Hãy viết một bài nghị luận bàn về câu thơ trên?
Câu 3 (10 điểm):
Khi bàn về tình huống trong truyện, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9, tập 1.

…………………………….Hết……………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DỰ THI CẤP TỈNH VÒNG 2

NĂM HỌC 2020 – 2021
I. Yêu cầu chung
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kỹ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp…
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tinnhs chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kỹ năng mà cần chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cần cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm học sinh trong tính chỉnh thể; cần khuyết khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm; chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn, miễn là hợp lý thuyết phục
3. Tổng điểm của toàn bài là 20,0 điểm; cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm cơ bản; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 1: đọc hiểu (4 điểm)
Câu a (1 điểm):
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu b (1,5 điểm):
- Học sinh nêu đúng tên một biện pháp tu từ có trong phần trích (0,5 điểm): có thể là một trong những biện pháp sau: tương phản đối lập, điệp cấu trúc, so sánh…
- Học sinh nêu được tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó (1 điểm): chủ yếu những biện pháp này làm nổi bật, nhấn mạnh được những nghịch lý đáng buồn khi con người sử dụng và bị phụ thuộc vào mạng xã hội:  Là một phương tiện dùng để kết nối, nhưng dường như nó khiến cho con người cô đơn hơn, xấu xa hơn, và đứt gãy những mối quan hệ trong đời thực cũng như đứt gãy mối liên kết giữa bản thể con người với cuộc sống, vũ trụ.
Câu c (1,5 điểm):
Học sinh trình bày được những điều suy ngẫm, những bài học bừng tỉnh sau khi đọc phần trích: viết ngắn gọn, chân thực và giàu ý nghĩa, hướng đến những điều tích cực, xây dựng lối sống lành mạnh, gắn kết với cuộc sống hàng ngày của bản thân, thay vì chìm đắm vào thế giới ảo của mạng xã hội.
Câu 2 (6 điểm)
YÊU CẦU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM
Yêu cầu về kỹ năng - Học sinh có kỹ năng làm bài nghị luận xã hội
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, dẫn chứng sáng rõ. Diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
- Có thể kết hợp các phương thức biểu đạt khác nhau để bài viết hấp dẫn hơn
1,0
Yêu cầu về kiến thức Học sinh viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về câu thơ của Xec-gây Exinin. Sau đây là một số gợi ý định hướng mạch bài:
1. Giải thích:
- “Cháy vèo trong gió”: sự tỏa sáng, cháy hết mình, dù trong khoảnh khắc ngắn ngủi
- “thối rữa trên cành”: sự tàn lụi chết dần khi vẫn còn sống: đó là cuộc sống vô nghĩa dù kéo dài.
- Cách dùng từ “thà” – “còn hơn” cùng với cách dùng hình ảnh gây ấn tượng mạnh, nhà thơ đưa ra một sự lựa chọn dứt khoát: không thể để cuộc sống của mình trở nên mòn mỏi, thụ động. Cần phải sống một cuộc sống chủ động, tích cực, tỏa sáng hết mình.
2. Bàn luận:
- Đời người là hữu hạn, quý giá; chúng ta cần khiến cho cuộc đời mình trở nên có ích, đẹp đẽ; thay vì biến nó thành một thứ “thối rữa” vô dụng.
- Chỉ có sống mạnh mẽ, dám ước mơ hoài bão, bằng những hành động cụ thể thì mới có được thành công và hạnh phúc, mới có được những niềm vui to lớn trong cuộc đời.
- Nếu cuộc sống mình chỉ là thứ “thối rữa trên cành”: có thể cuộc sống ấy kéo dài, nhưng mục nát và vô dụng: đó là sống mòn. Cuộc đời của những con người như thế là cuộc đời ko có mục đích, ko lý tưởng, ko hành động.
(Chứng minh cả hai mặt của vấn đề bằng những câu chuyện văn chương, câu chuyện đời thực của những nhân vật truyền cảm hứng…)
3. Bài học:
- Trân trọng cuộc sống và sống hết mình: có ước mơ và nỗ lực đến cùng.
- Khẳng định bản thân song không phải là tạo nên một lối sống dị thường, đi ngược lại thuần phong mỹ tục.
- Sống tỏa sáng ko đồng nghĩa với sống gấp, sống vội.
- Phê phán, lên án những con người sống “thối rữa trên cành”: mờ nhạt, hèn nhát, thụ động yếu đuối, biến cuộc đời mình thành vô dụng, gánh nặng cho xã hội.



1,0









3,0

















1,0

Câu 3 (10 điểm)
YÊU CẦU NỘI DUNG CẦN ĐẠT ĐIỂM
Yêu cầu về kỹ năng - Học sinh có kỹ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề văn học
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
- dẫn chứng hợp lý, thuyết phục
1,0
Yêu cầu về kiến thức Sau đây là một số gợi ý cơ bản:
1. Giải thích ý kiến:
- Tính huống truyện: là biến cố, sự kiện khác thường của đời sống được nhà văn đặt ra trong tác phẩm truyện
- Là thứ nước rửa ảnh: cách dùng so sánh giàu hình ảnh: nước rửa ảnh là thứ nước dùng để tráng ảnh phim, giúp cho tấm phim trở thành bức ảnh rõ nét về bố cục, màu sắc, hình khối…
(lưu ý: nếu các em không biết đến khái niệm nước rửa ảnh này thì chỉ cần các em hiểu được ý nghĩa của từ “rửa” – làm sáng rõ, là chấp nhận được)
- Từ đó, Nguyễn Đăng Mạnh nhấn mạnh vai trò của tình huống trong truyện: tình huống là phương tiện nghệ thuật giúp nhà văn làm nổi bật lên ý đồ sáng tác, bao gồm hình tượng nhân vật và chủ đề tư tưởng tác phẩm.
2. Chứng minh qua một tác phẩm truyện đã học trong chương trình Ngữ văn 9
Cần lựa chọn tác phẩm truyện phù hợp, có tình huống giàu ý nghĩa về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật. Cần có kỹ năng phân tích tình huống để làm nổi bật được vai trò của nó trong tác phẩm. Cụ thể:
- Tái hiện được tình huống (gọi tên chính xác tình huống, tránh trường hợp kể lể)
- Ý nghĩa của “thứ nước tráng ảnh” trong việc làm nổi bật hình tượng nhân vật
- Ý nghĩa của tình huống như một “thứ nước tráng ảnh” làm nổi bật cấu trúc, mạch truyện.
- Ý nghĩa của “thứ nước tráng ảnh” trong việc giúp nhà văn phát biểu được chủ đề tư tưởng của tác phẩm và qua đó đem đến cho bạn đọc những thông điệp sâu sắc.
- Đánh giá  được tài năng của nhà văn trong việc sáng tạo tình huống
3. Bàn luận:
- Để có được tình huống “như một thứ nước tráng ảnh”, người nghệ sỹ phải thực sự thâm nhập, am hiểu sâu sắc đời sống, để qua mỗi lát cắt là thấy được cả “trăm năm đời thảo mộc”.
- Sáng tạo tình huống đòi hỏi tài nghệ, sự thăng hoa thực sự của người nghệ sỹ.
- Tiếp nhận tác phẩm truyện cần nhìn nhận đúng vai trò của tình huống để hiểu sâu hơn ý đồ sáng tác của nhà văn, cũng như đánh giá đúng giá trị của tác phẩm và tài nghệ của nhà văn.
4. Đánh giá:
- Đây là nhận định đúng đắn về vai trò của tình huống trong truyện.
- Tác phẩm là minh chứng rõ nét cho nhận định

2,0












5,0
















1,0









1,0


 


 

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập215
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại113,883
  • Tổng lượt truy cập8,430,661
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây