ĐỀ THI TUYỂN CHỌN THÍ SINH DỰ THI HSG CẤP TỈNH MÔN NGỮ VĂN

Thứ bảy - 17/04/2021 21:38
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người - đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
( Trích Tiếng ru – Tố Hữu)
tải xuống (3)
tải xuống (3)
1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. Lí giải vì sao xác định như vậy?
2. Trong 4 dòng thơ đầu, biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp ấy?
3. Tác giả đặt tên bài thơ là Tiếng ru. Hãy viết 5-7 dòng để nêu cảm nhận về tiếng ru trong đoạn thơ này.
II. PHẦN LÀM VĂN (16,0 điểm)
  Câu 1. (6,0 điểm) Năm 1897, nhà báo Francis Pharcellus, đại diện cho The New York Time, trong bài xã luận “Yes, Virginia, there is a Santa Claus” để trả lời câu hỏi: “Ông già Noel có thực không?” mà cô bé 8 tuổi, Virginia O’Hanlon gửi tới tòa báo, đã viết: “Đúng thế, Virginia, ông già Noel có thực cũng như tình yêu và lòng quảng đại luôn hiện diện quanh ta, nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta mới được vui tươi và hạnh phúc.”
(Lược dẫn theo https://suckhoedoisong.vn/buc-thu-ve-ong-gia-noel-van-lay-dong-con-tim-sau-hon-mot-the-ky-n89266.html).
 Từ câu hỏi của Virginia và một phần câu trả lời của nhà báo, em có suy nghĩ gì?
 Câu 2. (10,0 điểm)
Bàn về thơ, R.Tagor  viết: "Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong".
Em hiểu ý kiến trên như thế nào?

Hãy phân tích  bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy để làm sáng tỏ.

- HẾT-
HƯỚNG DẪN CHẤM
1.ĐỌC HIỂU:
1. Thể thơ: lục bát. Lí giải: số tiếng: 6-8, hài thanh, hiệp vần, ngắt nhịp theoluật thơ lục bát. Trong đoạn thơ: dòng thứ 2 là thơ lục bát biến thể. Cho 1 điểm: Trả lời đúng như trên. Cho 0.5 điểm: trả lời đúng tên thể thơ, lí giải thiếu ý.Cho 00 điểm: Trả lời sai thể thơ hoặc không trả lời.
2. Trong 4 dòng thơ đầu, biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng là phép điệp/điệp cấu trúc/ lặp cú pháp/ điệp từ. Tác dụng: Nhịp thơ thiết tha, nhấn mạnh ý thơcần nhắn nhủ.Cho 1 điểm: Trả lời đúng theo một trong các cách trên. Nêu tác dụng đúng ýtrên.Cho 0.5 điểm: Chỉ nêu được biện pháp tu từ, nêu tác dụng chưa chính xác hoặckhông nêu.Cho 00 điểm: Trả lời sai tên biện pháp tu từ hoặc không trả lời.
3. Viết 5 – 7 dòng nêu cảm nhận về tiếng ru cũng là lời nhắn nhủ: cần phảisống giàu yêu thương, gắn bó với đồng chí, đồng bào, anh em... để cùng nhau xâyđắp cuộc sống tươi đẹp. Cho 1 điểm: Nêu đúng ý đoạn thơ Tiếng ru và trình bày được cảm nhận của mình.Cho 0.5 điểm: Chỉ nêu ý đoạn thơ, chưa nêu cảm nhận

 II. LÀM VĂN

Câu 1:  
* Giải thích:2,0đ 
- Ông già Noel: là một nhân vật văn hóa vừa lấy nguyên mẫu từ đời sống, thánh Nicolas- một người nổi tiếng nhân ái, rộng lượng, vừa là sản phẩm của trí tưởng tượng. => Hình mẫu mang nét nhân bản: tin vào những điều tốt đẹp, chân chính, tình yêu thương, san sẻ ko phân biệt giống loài, màu da, là phép màu kỳ diệu...
- Có thực ko: thắc mắc của đứa trẻ, cũng là cách xác tín niềm tin có thực.
- Câu trả lời:
+ Ông già noel có thực: Khẳng định mạnh mẽ, chắc chắn, đầy tin tưởng, củng cố lòng tin cho người nghe...
+ Cũng như... so sánh để khẳng định giá trị của tình yêu, lòng quảng đại
=> Phép màu là có thực,truyền cho chúng ta niềm tin vào tình yêu, lòng quảng đại...
* Bàn luận:3, 0đ
- Vì sao thế giới này phải có và luôn hiện diện tình yêu?
+Tình yêu là thứ tình cảm dặc biệt, là vẻ đẹp tâm hồn con người, luôn hiện diện từ xưa dến nay...
+ Tình yêu là thứ tình cảm có năng lực kết dính con người với con người, con người với xã hội, khiến xã hội giàu chất nhân bản
...
- Vì sao tình yêu cần song hành với lòng quảng đại?
+ Tình yêu (sâu)đôi khi dễ khiến con người ngả về phía vị kỷ, nhỏ bé, nên nó cần gắn với lòng quảng đại (rộng) để con người có thể cho đi một cách chân thành khiến thế giwois tốt đẹp hơn...
+ Tình yêu thấm quyện trong sự quảng đại giúp tình yêu có sức mạnh diệu kỳ, tạo nên phép màu giữa đời thực: cảm hóa, cải tạo, biến đổi thế giới...
+ Đặt trong bối cảnh cùng những nguy cơ trong xã hội hiện nay, dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, cái ác, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa dân tộc cực đoan...đang lan tràn, tiềm ẩn khủng hoảng nhân tính càng đòi hỏi tình yêu đi lền với lòng quảng đại...
...
* Mở rộng và liên hệ bản thân...1,0 đ
- Quanh ta vẫn tồn tại sự vô cảm, ích kỷ, hẹp hòi...càng cần mở rộng tình yêu và lòng quảng đại
- Yêu thương và quảng đại cần gắn với hành động để trở nên thiết thực...
- Tin vào những giá trị tốt đẹp luôn hiện diện, mỗi cá nhân cần ddaaaus tranh để bảo vệ, nuôi dưỡng, vun đắp tình yêu và lòng quảng đại...

Câu 2 Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
1. Giải thích: (2,0 điểm)
- “Nụ cười và nước mắt”: Nụ cười là biểu hiện của niềm vui, nước mắt là biểu hiện của nỗi buồn. Tuy nhiên, có khi khóc lại là sự bộc lộ của niềm hạnh phúc lớn lao, có khi sau nụ cười chua chát lại là những giọt nước mắt đắng cay. Nhưng khóc hay cười đều biểu hiện một trạng thái hay một nỗi niềm bên trong, thể hiện sự xúc động mãnh liệt của con người.
- Thơ “cũng như nụ cười và nước mắt”: Thơ ca là tiếng nói tâm hồn, tiếng nói của tình cảm con người. Thơ là sự bộc lộ thế giới nội cảm, thể hiện những rung động mãnh liệt, những trăn trở, ngẫm suy của thi sĩ trước cuộc đời.
- "Cái gì đó hoàn thiện từ bên trong" mà R.Tagore muốn nói chính là cảm xúc đã đến độ chín, chiều sâu tư tưởng và những khát khao, trăn trở của nhà thơ trước con người, cuộc đời.
“Sự hoàn thiện” chính là sự thống nhất giữa tư tưởng và tình cảm trong thơ, giữa nội dung và hình thức thể hiện, hướng con người đến Chân – Thiện – Mĩ.
=> Câu nói của R.Tagore "Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong" đề cập vấn đề bản chất của sáng tạo thơ ca, vai trò của cảm xúc và tư tưởng trong thơ.
2. Chứng minh: (8,0 điểm)
Thí sinh làm sáng tỏ ý kiến trên qua “Ánh trăng”. Trong đó, cần làm rõ:
- Hoàn cảnh cảm hứng, cảm xúc – tư tưởng chủ đạo của bài thơ để cảm nhận và lí giải sự mãnh liệt trong cảm xúc – tư tưởng của tác giả khi sáng tạo. (2,0 điểm)
- Cảm nhận và làm rõ cảm xúc mãnh liệt, suy tư sâu lắng về con người, cuộc đời của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm thông qua hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu, tứ thơ, … (4,0 điểm)
- Khẳng định chính sự mãnh liệt, chín muồi trong cảm xúc – tư tưởng, sự thăng hoa của lời thơ đã làm nên sức sống bền lâu của tác phẩm trong lòng bạn đọc. (2,0 điểm)



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay2,732
  • Tháng hiện tại79,557
  • Tổng lượt truy cập7,664,681
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây