BÀI TẬP LỰC TRONG ĐỜI SỐNG

Thứ sáu - 08/10/2021 22:09
Câu 1:
1. Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi tốc độ hướng chuyển động.
tải xuống (3)
tải xuống (3)
2. Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi hình dạng của vật 
3. Theo em, lực tác dụng lên vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật không? Nếu có, hãy cho ví dụ 
GIẢI
1. Ví dụ về lực làm thay đổi hướng chuyển động:
  • Gió thổi lá buồm giúp thay đổi hướng chuyển động của thuyền.
  • Dùng vợt đánh quả cầu lông làm thay đổi hướng chuyển động của nó.
2. Ví dụ lực làm thay đổi hình dạng vật:
  • Dùng tay ép chặt quả bóng cao su, quả bóng cao su bị nõm vào.
  • Kéo dây cung, thì dây cung bị biến dạng
3. Lực tác dụng lên vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động vật, vừa làm biến dạng vật. Ví dụ:
  • Dùng vợt tác dụng lực vào quả bóng tenis
  • Thả quả bóng cao su từ trên cao xuống
Câu 2:
Khi đặt một hộp bút lên tay, ta dễ dàng cảm thấy có lực tác dụng. Tuy nhiên, ta lại không thể nhìn thấy lực. Vậy theo em, làm thế nào để biểu diễn (vẽ) lực?
GIẢI
Để biểu diễn lực ta dùng một mũi tên để biểu diễn các đặc trưng của lực: phương, chiều và độ lớn.
Câu 3: Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài ban đầu l0= 25 cm. Chiều dài l của lò xo khi bị kéo giãn bởi các vật treo có khối lượng m khác nhau được cho trong bảng dưới đây. Hãy cho biết các độ lớn cần ghi vào các ô có dấu (?)
m(g) 10 20 30 40 50 60
l(cm) 25,5 ? 26,5 27 ? ?

GIẢI
1. Ta điền như sau:
m(g) 10 20 30 40 50 60
l(cm) 25,5 26 26,5 27 27,5 28
Câu 3:
Theo truyền thuyết, vào một ngày đẹp trời của năm 1666, khi Niu-tơn đang ngồi suy nghĩ dưới bóng mát của một cây táo thì thấy một quả táo chín rơi. Theo em, hiện tượng này đã làm ông nảy sinh ý tưởng gì về lực?
GIẢI
Hiện tượng này đã làm ông nảy sinh ý tưởng gì về lực đó là mọi vật đều chịu một lực hút của Trái Đất.
Câu 4:
1. Tìm thêm ví dụ về lực hút của Trái Đất
2. Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất?
  • Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước
  • Lực kéo chiếc thuyền bị nước tràn vào chìm xuống
  • Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước
GIẢI
1. Ví dụ về lực hút của Trái Đất:
  • Cầm viên phấn và thả tay từ trên cao, viên phấn sẽ rơi xuống đất.
2. Lực hút của Trái Đất là:
  • Lực kéo chiếc thuyền bị nước tràn vào chìm xuống
Câu 5:
1. Trái đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?
2. Trang phục của các nhà tu hành vĩ trụ có khối lượng khoảng 50 kg. Taijsao họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên Mặt Trăng?
GIẢI

1. Trái đất hút quả táo thì quả táo hút Trái Đất.
Lực này gọi là lực hấp dẫn.
2. Vì trên Mặt Trăng, mọi vật chịu lực hấp dẫn nhỏ hơn nhiều lần so với trên Trái Đất.
Câu 6:
Độ lớn của lực cản của nước càng mạnh khi diện tích mặt cản càng lớn.
Hãy nghĩ cách dùng hai tấm cản có kích thước khác nhau chứng tỏ đặc điểm trên của lực cản của nước.
GIẢI
Ta lấy tay đẩy hai tấm cản có kích thước khác nhau trong nước, tay đẩy tấm cản có diện tích lớn hơn sẽ cảm giác nặng hơn tay đẩy tấm cản có kích thước bé. Điều đó chứng tỏ diện tích mặt cản càng lớn thì độ lớn lực cản càng lớn.
Câu 7:
Các lực sau đây là lực đẩy hay lực kéo; lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc; có tác dụng làm biến đổi chuyển động hay làm biến dạng vật?
a) Lực của chân cầu thủ đá vào quả bóng.
b) Lực của Trái Đất tác dụng lên vật đang rơi
c) Lực của mặt đất tác dụng lên người đang đi bộ
d) Lực của nam châm đặt dưới mặt bàn tác dụng lên kẹp giấy đặt trên mặt bàn.
e) Lực của không khí tác dụng lên chiếc dù đang rơi.
GIẢI
a) Lực của chân cầu thủ đá vào quả bóng: là lực đẩy; tiếp xúc; vừa làm biến đổi chuyển động, vừa làm biến dạng vật
b) Lực của Trái Đất tác dụng lên vật đang rơi: là lực kéo; không tiếp xúc; làm biến đổi chuyển động của vật.
c) Lực của mặt đất tác dụng lên người đang đi bộ: là lực đẩy; tiếp xúc; làm biến đổi chuyển động
d) Lực của nam châm đặt dưới mặt bàn tác dụng lên kẹp giấy đặt trên mặt bàn:  lực kéo; không tiếp xúc; làm biến đổi chuyển động
e) Lực của không khí tác dụng lên chiếc dù đang rơi: là lực đẩy; tiếp xúc; vừa làm biến đổi chuyển động, vừa làm biến dạng vật.
Câu 9:
Trong các tính chất sau đây, tính chất nào là của khối lượng, trọng lượng, lực hút của Trái Đất?
a) Có đơn vị đo là kilôgam
b) Có đơn vị đo là niutơn
c) Có đơn vị đo là mét
d) Có phương và chiều
e) Có độ lớn không thay đổi theo vị trí của vật trên Trái Đất.
GIẢI
Khối lượng:
a) Có đơn vị đo là kilôgam
e) Có độ lớn không thay đổi theo vị trí của vật trên Trái Đất.
Trọng lượng:
b) Có đơn vị đo là niutơn
d) Có phương và chiều
Lực hút của Trái Đất:
b) Có đơn vị đo là niutơn
d) Có phương và chiều
Câu 10: Lực nào làm cho dù và người nhảy dù rơi chậm lại khi dù mở? Tại sao không mở được dù lại nguy hiểm cho người nhảy dù?
GIẢI
Lực đẩy của không khí làm cho dù và người nhảy dù rơi chậm lại khi dù mở.
Khi dù không mở thì cơ thể người chịu tác dụng của trọng lực rất lớn khi rơi xuống đất gây nguy hiểm đến tính mạng.
Câu 11:
Thả một hòn bi sắt và một tờ giấy từ trên cao xuống, ta thấy hòn bi rơi theo phương thẳng đứng, còn tờ giấy thì không.
a) Hãy giải thích vì sao.
b) Muốn làm cho tờ giấy cũng rơi theo phương thẳng đứng thì phải làm thế nào? Tại sao?
GIẢI
a) Vì hòn bi sắt có trọng lượng lớn và khi thả chịu ít lực cản của không khí nên rơi thẳng đứng. Còn tờ giấy có trọng lực nhỏ, bề mặt tiếp xúc không khí lớn nên chịu lực cản lớn của không khí do đó mà tờ giấy không rơi theo phương thẳng đứng.
b) Ta cần giảm diện tích tích xúc của tờ giấy với không khí bằng cách vo tròn tờ giấy lại. Khi đó lực cản của không khí sẽ nhỏ và tờ giấy có thể rơi theo phương thẳng đứng.
Câu 12: Nhìn quanh phòng học của em để tìm ra những vật đang sử dụng năng lượng. Sắp xếp những thứ tìm thấy theo dạng năng lượng sử dụng tương ứng (điện, nhiệt, âm thanh, ánh sáng). Nêu những gì đang xảy ra đối với các vật đó.
GIẢI
Những vật đang sử dụng năng lượng:
  • Điện năng: đèn pin, ti vi, quạt, tủ lạnh
  • Nhiệt năng: ấm đun nước, xoong, bình nước nóng
  • Ánh sáng: đèn dầu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

global video
Thống kê
  • Đang truy cập238
  • Hôm nay5,248
  • Tháng hiện tại114,138
  • Tổng lượt truy cập8,430,916
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây